Khi nào nên cho trẻ uống nước? Đây là một vấn đề khá quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Các chuyên gia khuyên bạn không nên cho trẻ uống nước trước 6 tháng tuổi.
Nước là một thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Mỗi một tế bào của chúng ta đều phụ thuộc rất nhiều vào thành phần này. Đó cũng chính là lý do mà các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình có thể bắt đầu uống nước sớm.
Tuy nhiên, theo như các chuyên gia, hầu như trong những tháng đầu đời của mình, trẻ sơ sinh không cần dùng bất cứ thức uống nào ngoài sữa mẹ. Vậy, thời điểm nào là thích hợp để bắt đầu cho trẻ tập uống nước và dần hình thành nên thói quen này mỗi ngày?
Trước khi bạn quyết định cho bé con nhà mình uống thử một ít nước, hãy đọc qua vài mẹo nhỏ sau đây. Hy vọng rằng những kiến thức được cung cấp trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc bé yêu của mình.
Tóm tắt nội dung
Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ uống nước?
Các chuyên gia cho biết, sẽ không tốt nếu như bạn trẻ uống nước trước 6 tháng sau khi sinh. Trẻ sơ sinh hầu như đã nhận đủ được lượng Hydration từ sữa mẹ hay sữa bột ( công thức). Do đó, nếu như bạn cho trẻ uống nước trong thời gian này có thể sẽ khiến cho bụng của bé bị đầy, bé sẽ giảm đi nhu cầu bú sữa mẹ và điều này vô cùng nguy hiểm, nó có khiến cho cơ thể của trẻ bị thiếu chất, phát triển kém và dễ mắc bệnh.
Nếu như bạn muốn cho bé nhấp vài ngụm nước nhỏ trước 6 tháng tuổi, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước để tư vấn thật kỹ lưỡng về vấn đề này. Sau đây là vài mốc thời gian và các dấu hiệu cho thấy rằng bé của bạn đã có thể bắt đầu uống nước mà các chuyên gia đề xuất.
Nhu cầu uống nước của trẻ sơ sinh qua một số thời điểm:
Từ 0-3 tháng:
Trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng tuổi, bạn không nên cho trẻ uống nước. Bụng của bé lúc này rất nhỏ, không phù hợp cho việc dùng nhiều nước, nó sẽ khiến bụng bé bị đầy và chiếm chỗ dành cho sữa. Thêm vào đó, quá nhiều nước cũng sẽ khiến cho cơ thể của bé mất cân bằng, rối loạn điện giải có thể gây ảnh hưởng đến não và tim của trẻ.
Từ 4-6 tháng:
Mặc dù cho trẻ sơ sinh dùng một ít nước trong thời điểm này thì không nguy hiểm, nhưng nó hoàn toàn không cần thiết. Theo các chuyên gia, nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không cần uống thêm nước ngay cả khi sống ở nơi có nhiệt độ có thể tăng lên trên 100o F (trên 37.7 độ C). Riêng những đứa trẻ uống sữa bột (công thức) thì có thể dùng thêm một đến hai ngụm nước nhỏ (không quá nhiều) khi trời nóng. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ trước để được tư vấn kỹ về vấn đề này. Thực sự thì bé dưới 6 tháng tuổi dùng sữa mẹ và cả sữa công thức đều không nên uống nước thêm.
Từ 5-7 tháng:
Bé con của bạn trong giai đoạn này đã có thể cầm được một vài vật nhỏ và có thể học được cách uống nước từ một muỗng nhỏ. Hãy cho bé con của bạn nhấp từng ngụm nước nhỏ hay dùng một bình nước nhỏ không có van để bé có thể hút một cách dễ dàng.
Một số điều đặc biệt cần lưu ý khi cho trẻ uống nước:
- Có tốt không chúng ta cho bé dùng nước khoáng thiên nhiên? : Mặc dù nước khoáng thiên nhiên tinh khiết nhưng có hàm lượng khoáng chất cao, đặc biệt là canxi quá cao đối với trẻ sơ sinh. Do đó, không nên cho trẻ sơ sinh uống nước khoáng thiên nhiên, thậm chí các bé sau 6 tháng cũng không nên uống nước khoáng.
- Cho trẻ dùng nước suối có được không?: Nước suối cũng chứa rất nhiều natri và khoáng chất, tốt nhất bạn không nên cho trẻ uống nước suối.
- Chỉ cho trẻ uống nước không mà không thêm bất cứ thứ gì vào: Nước thì rất tốt cho sức khỏe của bé và cả người trưởng thành, do đó hãy giúp con bạn học và hình thành thói quen uống nước, nhưng không nên thêm bất kỳ thứ gì vào.
- Lọc nước từ vòi thường an toàn. Nếu nước máy đã được kiểm tra là toàn, bạn không cần phải sử dụng nước đóng chai, nó chỉ khiến bạn tăng thêm chi phí và rác thải ra ngoài môi trường. Bạn chỉ cần đun sôi nước này để nguội và cho bé dùng
- Có nên cho bé dùng nước trái cây không? Nước trái cây chứa rất nhiếu đường và calo sẽ có thể khiến bé bị sâu răng, tiêu chảy và có thể gây phát ban. Bạn không cần phải sử dụng nước trái cây để làm thức uống cho bé.
Hãy nhớ đậy nắp lại sau khi mở và sử dụng một chai nước. Cất bình nước của bé trong một nơi thoáng mát và nên đun sôi khử trùng bình nước ở nhiệt độ hơn 100 độ C khoảng 15 phút để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nếu nước không được tiêu thụ hết trong ngày, bạn cũng nên đun sôi số nước còn lại trước khi cho trẻ uống.
Bạn có từng nghe đến ngộ độc nước hay chưa?
Hầu hết tất cả chúng ta đều ít khi biết được điều này, nếu như bạn đưa quá nhiều nước vào một cơ thể của bé, sẽ có thể khiến bé bị ngộ độc nước.
Điều này xảy ra khi số lượng nước thừa pha loãng các chất điện giải trong máu. Các chất điện giải này có thể là natri và kali, đó là những chất vô cùng quan trọng giúp cơ thể hoạt động bình thường. Nếu các chất điện giải bị pha loãng quá nhiều sẽ có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như co giật.
Bạn cũng không nên pha quá nhiều nước vào sữa bột, điều này sẽ khiến bé bị nhanh bị no và hấp thu ít lượng dinh dưỡng hơn mà cơ thể cần. Luôn luôn làm theo hướng dẫn ghi trên lon sữa và không vượt quá lượng mức được khuyến nghị.
Các tai hại khác khi bạn cho bé uống quá nhiều nước:
Mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết:
Khi con của bạn uống nhiều nước hơn đồng nghĩa với việc chúng sẽ thiếu đi một lượng chất cần cho sự phát triển của cơ thể. Con của bạn sẽ giảm cân nếu như việc này được lặp lại thường xuyên mỗi n
Khả năng sản xuất sữa của mẹ giảm xuống:
Khi cho trẻ uống nhiều nước trẻ sẽ ít uống sữa hơn vì bụng đã đầy, nhu cầu bú sữa của bé vì thế cũng bị ít đi và có thể khiến cho tuyến sữa của mẹ giảm năng suất sản sinh ra sữa.