Người Nhật bỏ gì trong ba lô khẩn cấp?

Ba lô khẩn cấp được sử dụng cho những tình huống nguy hiểm, đột xuất và chúng ta hãy xem người Nhật bỏ gì trong đó.

Người Nhật rất quan tâm đến các yếu tố an toàn trong sinh hoạt, đời sống. Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc nước Nhật ở vào một vị trí địa lý đặc biệt, họ thường xuyên phải hứng chịu các loại thiên tai như động đất, sóng thần, bão, thậm chí núi lửa phun trào.

Khi các thiên tai này xảy ra có thể dẫn đến các tình huống như người dân không thể ra ngoài được, không có điện, nước, thực phẩm… Không những vậy, nhiều người còn phải ngay lập tức đến nơi sơ tán, trú ẩn.

Vì nhiều lí do như vậy, người Nhật thường chuẩn bị cho gia đình mình những ba lô khẩn cấp. Gần như nó là vật dụng không thể thiếu tại nhiều gia đình Nhật. Về cơ bản, trong ba lô này sẽ chứa các nhu yếu phẩm và một số dụng cụ tiện ích.

Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng xem người Nhật thường bỏ gì vào ba lô khẩn cấp của mình nào.

Ba lô

bl2 - 1

Chắc chắn là đầu tiên chúng ta phải có ba lô cái đã. Người Nhật thường chọn loại ba lô bằng loại vải nhẹ, có nhiều ngăn và túi nhỏ để phân chia vật dụng. Các loại ba lô này có thể đi kém với danh sách kiểm tra vật phẩm khẩn cấp, lời khuyên về những gì cần làm khi xảy ra thảm họa và một số mẹo sinh tồn.

Thực phẩm dùng trong tình huống khẩn cấp

Trong ba lô khẩn cấp thường chứa khoảng 3-4 chai nước nhỏ với hạn sử dụng lên đến 5 năm. Ngoài ra còn có 2 gói gạo khẩn cấp. Loại gạo này có thể pha với nước có sẵn (mất khoảng 60 phút nếu dùng nước lạnh và 15 phút nếu dùng nước nóng), hạn sử dụng khoảng 7 năm.

bl3 - 2

Đây là những thực phẩm tối thiểu cần mang theo khi đi sơ tán. Tuy nhiên, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà người ta có thể bỏ thêm vào ba lô các loại lương thực khô, nhẹ. Người Nhật thường chuẩn bị khẩu phần đủ dùng ít nhất là 3 ngày, thậm chí là 1 tuần.

Ngoài ra, một số người còn chuẩn bị cả túi đựng nước bằng nhựa để có thể lấy và trữ nước trong tình huống cần thiết.

Miếng giữ nhiệt

bl4 - 3

Nước Nhật vào mùa đông rất lạnh nên trong ba lô khẩn cấp thường có các tấm giữ nhiệt. Các ba lô khẩn cấp cũng có một chiếc áo choàng lớn và một chiếc chăn… để giúp con người chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt.

Găng tay, túi chặn khói

bl5 - 4

Bộ dụng cụ khẩn cấp gồm găng tay để giữ ấm và di chuyển xung quanh các tòa nhà bị thiệt hại. Một số loại găng tay có kèm cả còi báo hiệu vị trí.

Nhiều bộ dụng cụ sinh tồn có thêm túi chắn khói, trùm lên đầu trong các đám cháy để đảm bảo không khí sạch, tránh hít khói khi đang tìm đường đến lối thoát hiểm gần nhất.

Các dụng cụ sơ cứu y tế

bl6 - 5

Người Nhật thường chuẩn bị sẵn các dụng cụ như kéo, gạc, nhíp, băng cá nhân, bàn chải. Số khác mang thêm dung dịch sát trùng, thuốc giảm đau.

Những vật phẩm này đặc biệt cần thiết trong trường hợp trong đoàn sơ tán có trẻ em, người già.

Túi ngủ

bl7 - 6

Túi ngủ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Người Nhật còn có thể mang kèm cả giường hơi kèm máy bơm cầm tay, nút bịt tai và bịt mắt … để sử dụng khi nghỉ ngơi.

Đèn điện và sạc pin

bl8 - 7

Những chiếc đèn pin, đèn điện cầm tay….cũng có vai trò như thiết bị cảnh báo tín hiệu. Ngoài ra, đài radio để nghe tin tức cũng rất hữu dụng trong 1 số trường hợp.

Ở Việt Nam, ngoại trừ khi đi thám hiểm, người Việt chưa có thói quen chuẩn bị sẵn các ba lô khẩn cấp như vầy. Tuy nhiên, nhiều vùng ở nước ta cũng thường xuyên hứng chịu các loại thiên tai nên việc chuẩn bị sẵn những loại ba lô như thế này có thể sẽ rất hữu ích trong nhiều tình huống.

- Advertisement -
- Advertisement -
Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: