Dinh dưỡng cho trẻ: Sữa, chế phẩm sữa a-z mẹ nên biết (P1)

Sữa là một thực phẩm quen thuộc và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Thế nhưng thực phẩm này khá đa dạng và có nhiều loại khác nhau. Để giúp các chị em có thể hiểu rõ hơn về từng loại sữa cũng như chọn được loại sữa phù hợp nhất theo từng nhu cầu của mình, Jo Jo mạn phép gửi đến chị em bài viết sau.

Dinh dưỡng cho trẻ – Hướng dẫn phân biệt các loại sữa dành cho trẻ

Sữa được phân loại thế nào, có bao nhiêu loại sữa?

Cũng như nhiều loại thực phẩm khác, sữa khá nhiều loại và dù nhiều người dùng sản phẩm này thường xuyên cho cả gia đình thì cũng chưa chắc nắm rõ đặc điểm cũng từng loại sữa. Dươi đây là các cách phân loại sữa phổ biến nhất hiện nay:

1. Phân loại theo nguồn gốc

dinh dưỡng cho trẻ

Sữa người hay còn gọi là sữa mẹ, sữa bò, sữa dê, sữa trâu, sữa cừu, sữa đậu nành, sữa bắp, …

2. Phân loại theo lứa tuổi: Gọi là sữa công thức

dinh dưỡng cho trẻ

  • Sữa công thức 1: Dành cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, một số công ty sữa chia ra 2 giai đoạn nhỏ, từ 0 – 3 tháng và từ 3 -6 tháng, thường có hàm lượng đạm thấp và béo cao, thành phần phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu hóa hấp thu còn hạn chế của lứa tuổi.
  • Sữa công thức 2 hay sữa tiếp theo: Dành cho trẻ từ 6- 12 tháng hay 6-24 tháng tuổi, tùy vào cách phân chia của công ty sản xuất. Lượng đạm cao hơn, béo ít hơn, canxi cao hơn sữa công thức 1, vị ngọt hơn.
  • Sữa công thức 3 hay sữa tăng trưởng: Thành phần thường gần với sữa tươi hay sữa nguyên kem hơn, hàm lượng đạm cao, thường ngọt và có năng lượng cao. Thường dùng cho trẻ từ  1 – 3 tuổi trở lên. Tùy công ty sản xuất có thể chia nhỏ thành các giai đoạn chi tiết hơn như từ 1 – 3 tuổi, từ 3 – 6 tuổi, ….
  • Sữa nguyên kem: Là sữa tươi vắt ra từ vú động vât có vú hay bột sữa được làm khô từ sữa tươi nguyên kem, khi sử dụng pha lại thành dạng nước từ sữa bột.

3. Phân loại theo hàm lượng chất béo

dinh dưỡng cho trẻ

  • Sữa giàu chất béo: Hàm lượng béo khoảng 4,9g/100ml sữa.
  • Sữa nguyên kem hay sữa toàn phần: Hàm lượng béo khoảng 3,9g/100ml sữa.
  • Sữa ít béo: hàm lượng béo khoảng 1,9g/100ml sữa.
  • Sữa tách béo, sữa không béo hay sữa gầy: Gần như không chưa chất béo.

4. Phân loại theo bệnh lý sử dụng

dinh dưỡng cho trẻ

Đây là nhóm các loại sữa bệnh lý, dành cho những bệnh nhân đặc biệt, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Sữa non tháng: giai đoạn trong bệnh viện, giai đoạn xuất viện, …
  • Sữa đạm thủy phận: để phòng ngừa dị ứng và điều trị dị ứng protein sữa bò. Đạm sữa được cắt thành những chuỗi ngắn hơn để làm giảm tính chất gây dị ứng.
  • Sữa đạm đậu nành: Không có đường lactose, dùng trong một số bệnh dị ứng protein sữa bò, tiêu chảy kéo dài,…
  • Sữa lactose free: Không có đường lactose, dùng trong trường hợp bất dung nạp lactose nguyên phát hoặc thứ phát, tiêu chảy kéo dài, tiêu chảy nặng, …
  • Sữa cao năng lượng: Để bổ sung cho các trường hợp suy dinh dưỡng, ăn kém.

5. Phân loại theo hình thức chế biến hoặc bảo quản

dinh dưỡng cho trẻ

  • Sữa tươi: là loại sữa nguyên chất vắt từ động vật ra, có thể đun sôi theo phương pháp truyền thống hoặc chế biến theo công nghệ tiệt trùng và đóng hộp.
  • Sữa thanh trùng làm hoàn toàn bằng sữa tươi, được xử lý ở nhiệt độ 75 – 80 độ C và phải bảo quản lạnh từ 3-5 độ C. Hạn sử dụng trong 8 – 10 ngày.
  • Sữa hoàn nguyên thường được làm từ sữa bột, sữa tươi, sữa nguyên kem được pha chế theo tỉ lệ thích hợp và nhà sản xuất có thể bổ sung các loại hương vị, dưỡng chất cần thiết như sắt, vitamin, …  cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
  • Sữa tiệt trùng: Được làm từ sữa tươi, sữa bột, sữa nguyên kem và phối trộn theo tỷ lệ thích hợp, bổ sung dưỡng chất, hương vị nhưng được xử lý ở nhiệt độ cao (từ 135 – 150 độ C) và đóng gói trong bao bì giấy tiệt trùng có thể tươi ngon trong thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mà không cần trữ lạnh hay sử dụng chất bảo quản nào.

Sự phân biệt các loại sữa này là do khác nhau ở phần xử lý nhiệt giúp tạo nên mùi vị đặc trưng của từng loại sữa. Không loại sữa nào tốt hơn sữa nào, chỉ khác nhau về công thức chế biến và cách bảo quản. Vì vậy, khi sử dụng người tiêu dùng chỉ viêc lựa chọn cho mình loại sữa phù hợp theo tình trạng dinh dưỡng, lứa tuổi và sở hữu.

Sử dụng sữa cho trẻ thế nào cho đúng?

dinh dưỡng cho trẻ

Trước tiên việc sử dụng sữa phải phù hợp với lứa tuổi. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ, nếu có khả năng nên cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn. Nếu dùng sữa công thức, chọn theo lứa tuổi của trẻ, va có nguồn gốc xuất sử đáng tin cậy.

Với trẻ dưới 1 tuổi, không sử dụng sữa tươi làm nguồn thực phẩm chính vì nghèo chất sắt, không đáp ứng được nhu cầu về phát triển trí não.

Sau  1 tuổi, nếu kết hợp chế độ ăn hợp lý, trẻ có thể dùng sữa tươi, các sản phẩm từ sữa tươi hay sữa bột đều được.

Trong sữa thường rất ít sắt và vitamin D, do đó chế độ ăn nên được bổ sung bởi thức ăn động vật khác giàu chất sắt và phơi nắng đầy đủ để tránh bị còi xương cũng như giúp cơ thể sử dụng được canxu từ sữa một cách hiệu quả.

Việc sử dụng sữa nên kết hợp song song với một chế độ ăn cân đối và đa dạng. Trẻ đến tuổi ăn dặm phải được tập ăn.

Trẻ có răng phải được cho ăn thức ăn lợn cợn để nhai, cho trẻ cơ hội khám phá mùi vị thơm ngon và đa dạng của thực phẩm. Những trẻ chỉ uô”ng sữa không chịu ăn sẽ dễ trở thành trẻ biếng ăn về sau, dỗ thiếu máu và có thể táo bón do lượng chất xơ trong sữa đơn thuần không đủ cho nhu cầu của trẻ lớn.

Sữa là một môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Cần đảm bảo vệ sinh khi thu gom và chế biến sữa, bảo quản sữa đúng qui cách và pha sữa đúng cách. Không để sữa quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng sau khi pha (sữa bột) hoặc mở nắp hộp (sữa tươi).

Như vậy là chúng ta đã đi qua tất cả các khái niệm về sữa cũng như những lưu ý khi sử dụng sữa cung cấp dinh dưỡng cho trẻ. Ở bài viết tiếp theo chúng ta sẽ tiềm hiểu về một loại thực phẩm được chế biến từ sữa đó là phô mát. Bạn sẽ biết được loại pho mát nào sẽ tốt cho trẻ, trẻ dung nạp được tối đa bao nhiêu pho mát trong từng độ tuổi.

Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: