Nấu ăn sai phương pháp không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm mà còn có thể dẫn đến những vấn đề gây hại cho sức khỏe, kể cả tiềm ẩn khả năng gây ung thư.
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi nấu ăn, các mẹ nên tránh xa các thói quen có thể dẫn đến ung thư dưới đây:
Tóm tắt nội dung
Không chà rửa xoong, nồi mà lại tiếp tục nấu món khác
Có lẽ là để tiết kiệm thời gian nên nhiều người sẽ sử dụng tiếp xoong nồi vừa nấu món này để chế biến tiếp món khác. Nếu quan sát bằng mắt thường, có thể bạn thấy bề mặt xoong nồi vẫn sạch sau khi bạn đổ thức ăn vừa nấu ra. Tuy nhiên, trên thực tế chúng vẫn dính đồ ăn cũ và các chất béo. Những thứ này nếu tiếp tục đun nóng ở nhiệt độ cao có thể sinh ra các chất gây ung thư.
Giải pháp là sau khi nấu xong 1 món, bạn nên đi lau chùi sạch sẽ xoong nồi rồi mới nấu món tiếp theo. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ riêng biệt cho mỗi món ăn. Điều này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ ung thư mà còn giúp mỗi món ăn ngon và giữ được màu sắc, mùi vị đặc trưng nữa.
Đợi dầu nóng mới cho thức ăn vào
Hầu hết chúng ta đều đợi đến khi dầu nóng mới cho thức ăn vào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì khi dầu nóng (đặc biệt là khi dầu bốc khói) sẽ có nhiệt độ khoảng 200 độ C. Ở nhiệt độ này, nếu cho rau xanh vào chế biến rất dễ sinh ra các chất gây ung thư.
Bên cạnh đó, dầu nhiệt độ cao sẽ phá hủy các vitamin tan trong chất béo và các axit béo thiết yếu trong cơ thể con người cũng sẽ bị phá hủy do quá trình oxy hóa, và giá trị dinh dưỡng của dầu sẽ bị giảm.
Vậy làm sao để giải quyết vấn đề này?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức khoảng 160-170 độ C. Có một cách là cho đầu đũa vào dầu, nếu thấy sủi tâm thì nhiệt độ đã thích hợp để cho thức ăn vào chế biến.
Tắt máy hút khói ngay khi nấu ăn xong
Chắc chắn quá trình nấu ăn sẽ tạo ra một lượng lớn khí thải. Máy hút khói là một thiết bị có thể giúp chúng ta giải quyết hiệu quả các khí thải này. Tuy nhiên, một số mẹ lại có thói quen tắt ngay máy hút khói sau khi nấu nướng xong.
Tuy nhiên, hành động này không có lợi cho sức khỏe. Máy hút khói cần thời gian để xử lí khói trong môi trường. Vì vậy, bạn cần chờ khoảng 5 đến 10 phút để máy làm việc rồi hãy tắt máy.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cố gắng mở tất cả cửa cho thoáng không gian khi nấu nướng. Một lượng lớn khói sẽ tản ra môi trường bên ngoài theo cách này, góp phần làm thông thoáng không gian của căn bếp. Những việc làm này sẽ giúp giảm khói bụi trong nấu ăn – đây là những yếu tố có thể dẫn đến ung thư phổi nếu bạn hít thở với khối lượng lớn trong thời gian dài.
Sử dụng lại dầu ăn để chế biến thức ăn
Nhiều người vì tiếc có thể sử dụng lại dầu ăn để chiên hoặc chế biến các món ăn khác. Tuy nhiên, bạn không tiết kiệm được bao nhiêu từ phương pháp này mà còn có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của mình.
Theo The Health Site, nguyên nhân là do dầu sẽ tạo ra chất độc hại sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao Axit béo và các sản phẩm oxy hóa độc hại của chất béo và dầu. Nếu tiếp tục sử dụng loại dầu này thì nhiệt độ cao sẽ làm sản sinh ra ngày càng nhiều hơn các chất gây ung thư.
Vì vậy, bạn hãy thay đổi thói quen và không sử dụng lại dầu ăn đã qua chế biến.