Tóm tắt nội dung
Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia lười vận động nhất thế giới
Theo NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh, thực trạng vận động ở Việt Nam hiện nay rất nên phải xem lại. Việt Nam đang nằm trong Top 10 quốc gia lười vận động nhất trên thế giới và hiện có đến 85% người Việt Nam có mức vận động, chơi thể thao dưới 30 phút mỗi ngày. Riêng trẻ em tại các trường học chỉ có 90 phút vận động, chia làm 2 tiết học, so với tổng số 1,125 phút dành cho các bộ môn khác trong tuần thì mức vận động này là quá thấp, chưa đảm bảo cho sự phát triển thể chất, đặc biệt là sự phát triển não bộ thông qua vận động ở trẻ. Đặc biệt, theo thống kê, trẻ em ở các khu vực thành thị Việt Nam càng ít vận động do ảnh hưởng bởi các thiết bị công nghệ. Trung bình, trẻ em thành thị mất 3 tiếng mỗi ngày để xem tivi, chơi game, lướt web trên smartphone, iPad… dẫn đến thiếu hụt vận động lành mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trẻ em xem tivi quá nhiều có thể khiến trẻ sau này bị khó tập trung..Cha mẹ không nên bỏ lỡ giai đoạn vàng để trẻ phát triển não bộ toàn diện
NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh cũng cho biết giai đoạn từ 0 – 13 tuổi là giai đoạn vàng để các bậc cha mẹ giúp con phát triển vận động, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh, sự phát triển toàn diện của não bộ, khả năng sáng tạo của trẻ sau này. Đặc biệt, 80% não bộ của trẻ được hoàn thiện trong giai đoạn từ 6 – 10 tuổi. Trẻ em cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ béo phì, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh, thậm chí cải thiện một số bệnh di truyền, bệnh tâm lý như tự kỷ.. Tuy nhiên, NGND Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng, tăng cường vận động cho trẻ cần có phương pháp, có môi trường vận động phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ. Hàng loạt các nghiên cứu khoa học trên thế giới và tại Việt Nam, cụ thể là Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD) đã chỉ ra cách vận động thúc đẩy các tế bào cơ bắp, cũng tương tự như thế, vận động kích thích các tế bào thần kinh sản sinh, liên kết, hoạt động mạnh mẽ, phát triển năng lực trí não, từ đó giúp trẻ tăng chỉ số thông minh IQ; tăng khả năng tập trung, xử lý thông tin, giúp trẻ nhớ lâu, tiếp thu tốt hơn và đặc biệt là tăng khả năng sáng tạo.Giấc mơ trẻ em Việt phát triển toàn diện bằng cách vận động nhiều hơn, thông minh hơn từ Biti’s
Sự thật khoa học trên được Biti’s nhìn nhận đặc biệt có ý nghĩa với câu chuyện vận động của trẻ em, bởi 6 – 10 tuổi chính là giai đoạn vàng não bộ phát triển và hoàn thiện tới 80%. Chính vì thế, vận động trong độ tuổi này cần được phụ huynh chú trọng hàng đầu, nhằm tối đa hoá tiềm năng phát triển toàn diện não bộ trẻ. Biti’s tin tưởng rằng với câu chuyện vận động thông minh, chính bố mẹ sẽ là người chủ động thay đổi cách vận động của trẻ em – thế hệ đại diện Việt Nam trong 20 năm tiếp theo. Để bé yêu thích và vận động hiệu quả, hơn ai hết Biti’s hiểu rằng một đôi giày thoải mái, nâng đỡ và bảo vệ tốt đôi bàn chân non nớt của trẻ là vô cùng quan trọng. Nhưng từ trước đến nay, nỗi lo của phụ huynh về những đôi giày thể thao trẻ em kém chất lượng cùng chất liệu thô ráp, hầm bí vẫn chưa hề có lời đáp tại thị trường giày Việt. Mang tâm huyết và sứ mệnh của thương hiệu giày dép “Nâng niu bàn chân Việt”, giày thể thao Biti’s ứng dụng công nghệ tiên tiến đã ra đời, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế của một để giúp tối ưu việc vận động giúp trẻ thông minh hơn. Một số công nghệ và cải tiến giúp giày thể thao Biti’s thoải mái hơn khi trẻ vận động:- Công nghệ đế Phylon nhẹ hơn: tăng tốc độ vận động giúp sản sinh tế bào não, trẻ xử lý thông tin nhanh hơn.
- Đệm chân EVA êm hơn: chuyển động khéo léo giúp tăng kết nối giữa các neuron, trẻ sáng tạo hơn.
- Chất liệu Airmesh thoáng mát hơn: tăng thời gian vận động giúp kích thích vùng não hippocampus phát triển, trẻ nhớ lâu hơn.
- Mọi vận động được ghi nhận thông qua những cảm biến được tích hợp vào giày: số bước chân, mức độ vận động, loại hình vận động, lực đi, dáng đi, vị trí,…;
- Kết quả vận động của bé được hiển thị trên ứng dụng di động Biti’s Smart;
- Biti’s Smart sẽ đưa ra lời khuyên, cảnh báo sức khỏe vận động của trẻ dựa trên nguồn dữ liệu và trí thông minh nhân tạo.