Không phải gen di truyền, chính môi trường sống mới khiến trẻ trở thành người thế nào trong tương lai

Cha mẹ ưu tú sinh con tầm thường, liệu có phải nhầm “gien”?

Trẻ ở độ tuổi mầm non có những khả năng trên cả tuyệt vời, và việc những mầm non này có phát triển thành những cây tốt nở ra những bông hoa đẹp hay không phụ thuộc vào chính cách giáo dục và môi trường sống mà bạn tạo nên cho trẻ.

Đó cũng chính là lý do vì sao mà con của giáo sư không hẳn cũng là giáo sư. Nhưng thực tế vẫn có trường hợp thuận chiều, vậy điều gì đã làm nên việc này?

Không ít bà mẹ thường nói rằng: “Thằng con tôi nó giống cha nó, chẳng có chút gì gọi là năng khiếu về hội họa hay âm nhạc cả” hay là: “Chồng tôi là nhà văn, con tôi viết văn hay vì nó được thừa hưởng tài năng từ bố nó”. Phải thừa nhận rằng, có không ít trường hợp con nhạc sĩ lại trở thành nhạc sĩ, còn học giả sẽ thành học giả nhưng số khác thì lại nhiều hơn. Tại sao lại như vậy?

mẹ và bé, gen di truyền,

Không phải gen di truyền, chính môi trường giáo dục mới khiến trẻ trở thành người thế nào trong tương lai

Thực tế thì ở đây không hề tồn tại thứ gọi là “giống bố”  hay “tài năng di truyền từ bố” đơn giản chỉ bởi đứa trẻ đó được sinh ra và lớn lên trong môi trường như thế nào mà thôi. Môi trường sống mà cha mẹ tạo nên chính là môi trường nuôi dạy con cái lớn khôn, tài năng của trẻ được vun đắp hàng ngày trong môi trường đó, trẻ có những sở thích và niềm say mê bởi trẻ được tiếp xúc với chúng hàng ngày.

Không phải con của những cha mẹ giỏi đều sẽ trở nên tài giỏi, người đời thường mỉa mai gọi chúng là những đứa trẻ không được thừa hưởng gen trội từ cha mẹ” thế nhưng chính môi trường đã khiến chúng như vậy.

Con người khi sinh ra đều có tính cách và khả năng giống nhau. Môi trường giáo dục đã tạo nên những đứa trẻ có tính cách và trí tuệ riêng biệt. Nghề nghiệp, trí tuệ của cha mẹ không liên quan trực tiệp đến tính cách và trí tuệ của trẻ. Con của một bác sĩ trở thành bác sĩ chẳng qua từ nhỏ anh ta lớn lên trong môi trường thuốc men, áo blouse trắng hay tiếp xúc nhiều với các bệnh nhân mà thôi.

gen di truyền, mẹ và bé
Môi trường sống sẽ đem đến cho trẻ những bản năng tương xứng..

Một đứa trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng trong bầy thú sẽ trở thành thú?

Chính xác là như vậy, và đây cũng chính là minh chứng hồn hùng cho thấy rằng môi trường mới là yếu tố tác động thực chất lên một đứa trẻ chứ không hẳn là gien di truyền. Câu chuyện hai cô bé sói là một ví dụ điển hình

Vào khoảng tháng 10 năm 1920 ở một làng nhỏ phía tây Calcutta, Ấn Độ dấy lên tin đồn xuất hiện hai động vật mang dáng dấp giống con người sống trong một hang động của sói. Chuyện này đến tai vợ chồng một mục sư tên là Singh đến để giảng đạo ở cùng này, vợ chồng mục sư quyết định tìm kiếm và bắt cho được hai động vật lạ này trong hang. Khi bắt được họ mới ngã ngửa ra hai động vật này chính là hai bé gái, đứa lớn 8 tuổi, đứa bé ước chừng 1.5 tuổi. Họ đặt tên cho hai bé gái là Amala và Kamala, rồi gửi vào cô nhi viện Midnapore để nuôi dưỡng như những đứa trẻ khác?

Bằng tình yêu thương vô hạn và sự nhẫn nại của mình, vợ chồng mục sư đã cố gắng để hai bé gái này tìm lại được bản chất, năng lự của con người. Tuy nhiên, do từ lúc lọt lòng được nuôi dạy bởi loài sói, nên hai bé này ban đầu không thể sửa được những hành động bản năng của một con sói. Lũ trẻ đi lại bằng bốn chân trong phòng, chồm lên khi thấy người đưa tay lại gần. Ban ngày hai bé chỉ thu mình trong bóng tối, lởn vởn đi lại rồi nằm thu mình vào góc tường, đêm tối hú lên những tiếng ghê rợn. Thức ăn của hai bé chủ yếu là thịt ôi thiu hay những con gà sống.

Cuối cùng sau những nỗ lực không mệt mỏi của mục sư, cô em Amala đã bắt đầu nói được những âm đơn giản đầu tiên sau hai tháng. Tiếc thay, một năm sau đó cô bé qua đời. Cô chị Kamala sau ba năm luyện tập cuối cùng cũng đi được bằng hai chân. Tuy vậy với những động tác phả xạ mang tính bản năng thì cô bé vẫn sử dụng 4 chân một cách vô thức. Sau 9 năm trở lại thế giới co người trước khi qua đời ở tuổi 17, tất cả những gì cô bé có được là trí tuệ của một đứa trẻ 3.5 tuổi, nói được vẻn vẹn 45 từ mà thôi.

Mới nhất

Có thể bạn sẽ thích: