Ở giai đoạn trẻ 3 tuổi, việc giáo dục cho trẻ tập trung vào việc dạy bé ghi nhớ là chủ yếu, nhưng bên cạnh đó chúng ta phải dần dần chuyển sang giáo dục tư duy cho trẻ, giúp trẻ có khả năng tự suy nghĩ và tự lập trong các kỹ năng, hành động thường ngày.
Hãy cùng Mẹ và bé khám phá những phương pháp phát triển kỹ năng cho bé trong giai đoạn này nhé.
Trẻ 3 tuổi và thời điểm vàng để rèn luyện óc tư duy và kỹ năng tự thân
Có một sự thật đó là càng cho trẻ 3 tuổi chơi các trò chơi tư duy nhiều bao nhiêu thì càng khiến trẻ trở thành người có khả năng tư duy cao. Vì vậy, vào giai đoạn này đồ chơi của bé không chỉ là còn đơn giản là vặn cái ốc vít, hay chơi đồ chơi bằng pin… mà phải là những món đồ chơi vận dụng đầu óc, suy nghĩ mới được. Những món đồ chơi thích hợp cho trẻ 3 tuổi sẽ là những tró chơi để trẻ suy nghĩ, tự lắp ráp hay sáng tác ra những đồ vật mới.
Một điểm đặc biệt khác mà bạn cần lưu ý đó là ngoài khả năng tư duy, thì khả năng xử lý, hành động của trẻ 3 tuổi cũng đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc. Bạn nên cố gắng hết mức có thể để con của mình có thể dùng đầu ngón tay vào những việc cần kỹ thuật tỉ mỉ càng nhiều càng tốt.
Chẳng hạn cho dạy cho bé dùng kéo, cho bé dán bằng hồ, chơi gấp giấy, cài cúc áo quần, buộc dây…. Những trò chơi như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người khéo léo. Sự khéo léo của các ngón tay cũng có thể so sánh với mức độ thông minh của trẻ.
Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về. Bạn cũng nên dạy cho bé cầm đũa, tự cởi mặc quần áo, dạy trẻ đạp xe 3 bánh, vẽ tranh, đánh đàn piano..
Không nên làm mọi thứ hết cho trẻ, mà chỉ nên trợ giúp 50% để trẻ thực nghiệm nhiều hơn
Khả năng tự suy nghĩ dần hình thành nên ban đầu bé của bạn thường xuyên bám dính lấy mẹ thì đột nhiên đến thời điểm này lại trở nên tự lập hơn, bước đầu có suy nghĩ của riêng mình. Tính tự lập hình thành dần dần, ban đầu chỉ là mức tự lập một nửa. Thế nhưng cá một nửa này lại rất quan trọng. Việc người mẹ trợ giúp trẻ ở giai đoạn tự lập một nửa này rất quan trọng. Khi trẻ 3 tuổi, trẻ sẽ không muốn mẹ ra tay làm hộ hết mà thường muốn tự mình làm lấy. Khi bé tỏ ý muốn làm điều này, thường nhiều bậc cha mẹ sẽ cho rằng trẻ không nghe lời hay chống đối.
Nhưng thực tế thì không phải vậy mà đó lại là những dấu hiệu tuyệt vời của một thời kì tự lập, bắt đầu khẳng định cái tôi mới được. Giai đoạn này bé phải tách rời bố mẹ, tích lũy nhiều kinh nghiệm càng nhiều càng tốt. Bạn nên vui mừng vì điều này, không những thế còn phải giúp đỡ con tách mình khỏi bố mẹ nữa. Để được như vậy trẻ rất cần sự động viên của cha mẹ, cảm nhận được tình yêu thương mà bạn dành cho bé, có như vậy trẻ mới vững bước và tư lập được.
Để trẻ tự lập không có nghĩa để trẻ một mình
Bạn không nên để bé chơi một mình và phải chơi cùng với con. Bạn hãy đứa bé ra ngoài hết mức có thể và hãy để bé tích lũy được nhiều kinh nghiệm bên ngoài. Chẳng hạn như khi bạn dẫn trẻ đến vườn bách thú, hay đi ra biển lên núi,…bạn nên tận dụng các cơ hội này giúp bé thu nạp thêm được những khái niệm chính xác, có năng lực nhận thức tốt làm nền tảng tư duy.
Bạn nên giúp bé tăng cường vốn từ vựng phong phú, khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng thông qua việc đặt các câu hỏi cho bé trả lời. Nếu trẻ bắt đầu hiểu và tư duy sẽ có khả năng kể lại các sự vật hiện tượng trong khả năng của mình. Bên cạnh đó bạn cũng nên bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách nói chuyện hay đọc sách cho trẻ mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ chẳng hạn.