Làm cha mẹ chúng ta cần phải thật chuyên tâm trong việc giáo dục con cái. Đặc biệt cần tránh 4 trường hợp sau, trẻ sẽ lớn lên dễ phạm tội vì những nguyên nhân này. Hãy cùng Mẹ và bé tìm hiểu nhé.
Kết quả điều tra thiếu niên phạm tội cho thấy, mầm mống trong trẻ lớn lên có phạm tội hay không chính là sự giáo dục trẻ khi chúng là những đứa trẻ nhũ nhi. Điều tuyệt đối phải tránh đó là nuông chiều trẻ. Khi cha mẹ nuông chiều và dễ dãi với con quá mức, con sẽ lớn lên trong sự vô trách nhiệm.
Nghiên cứu trẻ phạm tội đã thấy nguyên nhân phạm tội chính là 4 nguyên nhân sau đây. Trên thực tế, đó cũng là những sai lầm khi dạy của cha mẹ khi dạy con khá phổ biến..
- Thiếu tính nhẫn nại
- Bố mẹ quá khắt khe
- Kì vọng quá lớn
- Chăm sóc quá kỹ, nuông chiều con quá mức
Tóm tắt nội dung
Trẻ thiếu tính nhẫn nại
Một người hiểu ra rằng, nguyên nhân đầu tiên để trẻ phạm pháp, là do trẻ thiếu tính nhẫn nại, không có khả năng chịu đựng, thiếu ý chí. Chúng ta không được giao dục trẻ bằng cách nuông chiều. Việc trẻ được nuôi dạy y nguyên như ý chúng muốn, chắc chắn không đem lại kết quả là ý nghĩ của trẻ được tự do phát triển. Đó chỉ là cách nuông chiều trẻ, dạy trẻ thành kẻ ích kỉ.
Nếu chỉ nuông chiều trẻ, không dạy chúng về sự chịu đựng, thì ý muốn của chúng ngùn ngụt tăng nhanh. Một khi một yêu cầu được đáp ứng thì nhiều yêu cầu kế tiếp cứ vậy mà phát sinh. Cha mẹ không dạy con chịu đựng, mà bắt đầu từ điểm không được dạy về chịu đựng. Các bậc cha mẹ nên biết rằng, không phải không đáp ứng khiến trẻ bất mãn yêu cầu, mà ngược lại, đáp ứng quá nhiều sẽ làm trẻ bất mãn yêu cầu. Trẻ biết chịu đựng không có sự bất mãn này. Ở pháp, trẻ em trong những gia đình trung lưu ít phạm pháp. Là bởi vì, từ khi còn nhỏ, chúng được răn dạy, nên chúng biết điều chúng mong muốn là gì và sự bất mãn không có nơi chúng.
Bố mẹ quá khắt khe với trẻ
Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ dễ phạm pháp, là trẻ lớn lên trong sự dạy dỗ quá khắt khe của bố mẹ. Trường hợp này ngược lại với nguyên nhân trên. Đây là kiểu dạy trẻ qua khắt khe, không nhìn nhận trẻ, luôn luôn cằn nhằn, mắng mỏ chúng. Kiểu cha mẹ này lại nhiều hơn tưởng tượng. Có tất nhiều bà mẹ một ngày đến 8-90% lời nói với con là những câu cằn nhằn. Họ không hiểu rằng làm như vậy là đánh mất tài năng và tố chất của con cái họ đến thế nào. Hàng ngày bị bố mẹ cằn nhằn mắng mỏ, con cái được nhiên sẽ có tình cảm lệch lạc. Chúng tôi muốn cảnh báo rằng, mắng nhiều con sẽ thành trẻ phạm tội.
Bố mẹ kỳ vọng quá cao ở trẻ
Nguyên nhân thứ 3 khiến trẻ dễ phạm pháp, đó là sự quá kì vọng của bố mẹ chúng. Bố mẹ cần dạy con đúng năng lực của trẻ, nhìn nhận thấu đáo khả năng đó, không nên đặt lên vai trẻ những kỳ vọng quá mức, quá sức của con. Với trẻ dưới 1 tuổi, điều này cực kỳ quan trọng. Mọi trẻ em 0 tuổi đều là thiên tài.
Hãy dạy trẻ bằng cách phát huy những tố chất ưu việt sẵn có trong trẻ. Để đến lúc bé biểu hiện ra ngoài được, thì đòi hỏi bố mẹ phải hết sức nhẫn nại, có kỹ năng dạy trẻ mới được. Không biết bí quyết dạy và luôn nghĩ những việc thế này ai mà chẳng biết, thế nào con chẳng làm được, đó là cách nghĩ kì vọng quá đáng vào con. Trẻ em, khi bị đặt cho một kì vọng quá lớn mà trẻ chưa đủ năng lực để gánh vác kì vọng đó, sẽ bị bao bao bọc bởi cảm giác mình kém cỏi hoặc trẻ sẽ biểu lộ thái độ phản ứng cực kì mãnh liệt lại bố mẹ.
Bố mẹ không khéo léo uốn nắn dạy dỗ tố chất của con, chỉ đặt kì vọng quá lớn vào chúng, trẻ sẽ có cảm giác bị chê trách như dưới địa ngục mà thôi. Từ những… đó, trẻ có thể phát ốm, ghét học hành, không chịu đi học, tự sát,…
Bố mẹ phải luôn hiểu biết bí quyết nuôi dưỡng năng lực của con, để con lớn thành người con lành mạnh.
Tất cả trẻ em đều là thiên tài. Trẻ không trở thành người tài, chỉ vì cha mẹ không biết cách hướng dẫn. Hãy tin rằng trẻ em là thiên tài, từ tốn, nhẫn nại, lồng vào các trò chơi là những bài học bổ ích, cho trẻ làm những việc vừa sức, củng cố lòng tự tin của trẻ,…làm được như vậy, các em bé đều sẽ là những người con tốt.
Nuông chiều và chăm sóc con quá kỹ
Nguyên nhân thứ 4 khiến trẻ dễ phạm pháp đó là do quá được chăm sóc. Bố mẹ làm hết những việc mà trẻ định làm lấy. Những trẻ em này, chậm cai sữa, về tinh thần lúc nào cũng như em bé, khôn nhà dại chợ, tự kỉ, ích kỉ, nói chung là những trẻ em không có tính giao tiếp xã hội.