Không ít chị em đã cảm thấy vô cùng bất ngờ khi được bác sĩ thông báo rằng mình đã mang thai dù rằng trước đó chu kỳ kinh nguyệt của họ vẫn xảy ra một cách bình thường. Nguyên nhân nằm ở chỗ họ đã nhầm lẫn giữa máu báo thai và ngày đèn đỏ. Vậy máu báo thai là gì? Làm thế nào có thể biết phân biệt được chính xác giữa máu báo thai và chu kỳ kinh nguyệt? Cùng Mẹ và bé tìm hiểu về những kiến thức cơ bản khi mang thai này nhé các mẹ!
Máu báo thai xảy ra khi nào?
Máu báo thai thường sẽ xuất hiện ngay sau khi trứng được thụ tinh thành công khoảng 8-10 ngày sau khi có quan hệ tình dục. Và đây là một trong những dấu hiệu có thai mà các mẹ có thể xác định được tin vui của mình.
Sự khác biệt giữa máu báo thai và kinh nguyệt là gì?
Về mặt dấu hiệu trước khi xảy ra máu báo thai và chu kỳ kinh nguyệt có khá nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như: Chị em sẽ hay bị chuột rút, thay đổi tâm trạng, đầy hơi, tức ngực,… cũng chính vì thế mà khi máu báo thai xuất hiện, nó đã gây ra nhầm lẫn rằng đã đến ngày đèn đỏ thế nhưng nó lại là dấu hiệu sớm nhất cho biết một mầm sống bên trong bạn đã được hình thành. Sự nhầm lẫn này đôi khi vô tình lại gây ra nhiều sự cố đáng tiếc. Do không biết được rằng mình đang có mang nên nhiều chị em tỏ ra chủ quan trong hoạt động và dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn.
Điểm khác biệt nổi bật nhất để bạn có thể nhận biết chính xác máu báo thai hay kinh nguyệt đó là dựa vào màu sắc, thời gian chảy máu.
Thông thường nếu là kinh nguyệt thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài ít nhất từ khoảng 4- 7 ngày thậm chí dài hơn. Máu thường có màu đỏ đậm, xuất hiện những mảng vụn, cục máu đông nhẹ. Ngược lại nếu là máu báo thai thì thường sẽ kéo dài ít ngày hơn, khoảng từ 1 – 2 ngày. Máu thường có màu hồng hoặc nâu nhạt, khá ít theo dạng nhỏ giọt rồi ngưng hẳn. Máu không kèm theo dịch nhầy, chỉ lốm đốm dính ở đáy quần lót.
Đại đa số chị em gặp phải tình trạng này đều cho biết rằng họ nhận ra chu kỳ kinh nguyệt của mình đến sớm hơn thường lệ. Do đó khi thấy chu kỳ đột nhiên trở nên ngắn ngày, thời gian xảy ra sớm hơn dự kiến, lượng máu ít hơn bạn cần lưu ý, rất có thể bạn đã mang thai. Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến và dân gian thường dùng một thuật ngữ đặc biệt để chỉ cho trường hợp này đó là “Bầu trộm” nghĩa là có kinh nguyệt nhưng lại có thai. Thực tế thì đó chỉ đơn thuần là sự nhầm lẫn mà thôi.
Khám phá
Tại sao khi trứng được thụ tinh lại xảy ra hiện tại chảy máu báo thai?
Khi tinh trùng gặp được trứng và quá trình thụ tinh diễn ra thành công. Phôi thai sẽ được di chuyển vào tử cung làm tổ chuẩn bị cho việc phát triển. Qúa trình làm tổ này sẽ khiến cho cho tử cung bị bong một ít niêm mạc tử cung và gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo gọi là máu báo thai.
Thời gian máu báo thai thường xảy ra ở thời gian nào trong chu kỳ kinh nguyệt?
Nếu như bạn có chu kỳ kinh nguyệt khá đều đặn và thời gian trồi sụt của chu kỳ không quá 4 ngày thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra máu báo thai sẽ xuất hiện sớm hơn trong chu kỳ kinh nguyệt cụ thể theo các mốc thời gian như sau:
- Ngày thứ 1: Đây là ngày đầu tiên khi bạn có kinh nguyệt trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
- Ngày thứ 7-15: (Được tính từ sau ngày đầu tiên của xảy ra kinh nguyệt): Đây là thời gian lý tượng để bạn giao hợp nếu muốn có con, thường trứng sẽ rụng trong khoảng ngày thứ 14. Qúa trình thụ tinh sẽ dễ dàng xảy ra nếu có phát sinh quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
- Ngày 21: (Được tính từ sau ngày đầu tiên của xảy ra kinh nguyệt): Phôi được thụ tinh sẽ được di chuyển đến tử cung làm tổ và máu báo thai có thể xảy ra trong giai đoạn này.
- Ngày 28: (Được tính từ sau ngày đầu tiên của xảy ra kinh nguyệt): Nếu như bạn mang thai thì đây là mốc cho thấy bạn đã có mang được 4 tuần.