Trong những năm tháng đầu tiên sau khi bé chào đời, đôi khi bạn sẽ có cảm tưởng rằng mình sẽ không làm bất cứ việc gì khác ngoài việc thay tã cho bé con của mình.
Mặc dù bất tiện, thế nhưng số lượng tã mà bạn thay cho bé có thể phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Và một câu hỏi lớn đặt ra đó là chúng ta nên thay tã cho bé khoảng bao nhiều lần trong một ngày? Hay chính xác hơn là sử dụng bao nhiêu tã để bảo đảm sức khỏe và sự thoải mái cho trẻ?
Có thể nhiều người sẽ chỉ đơn giản nghĩ rằng là nên quan sát xem tã của bé có ẩm ướt quá hay không, nếu có thì nên thay tã mà ít khi nhận ra một vài vấn đề quan trọng hơn trong đó. Nếu như con của bạn không có quá nhiều tã bẩn rất có thể trẻ gặp phải vấn đề về sức khỏe , nó là một dấu hiệu để bạn có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của con mình cũng như biết được trẻ có nhận đủ được chất dinh dưỡng cần thiết hay không..
Tóm tắt nội dung
Trung bình một đứa trẻ sẽ cần thay bao nhiều tã lót (bỉm) trong một ngày ?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi :
Trẻ sẽ có ít nhất khoảng 6 tã lót ướt mỗi ngày trở lên. Và con của bạn sẽ thường đi tiêu khoảng từ 3-4 lần một ngày. Ước tính trung bình bạn sẽ phải thay ít nhất 10 tã lót một ngày trở lên trong suốt tháng đầu tiên sau khi bé chào đời.
Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên:
Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên vẫn sẽ cẩn có ít nhất từ 4-6 tã lót ướt một ngày. Số lần đi tiêu sẽ bắt đầu giảm xuống do ruột bắt đầu ổn định. Tuy nhiên phân của trẻ vẫn sẽ mềm bởi vì lúc này trẻ bú sữa mẹ hay sữa công thức là chính. Những đứa trẻ bú sữa mẹ thường sẽ đi phân mềm hơn , còn trẻ bú sữa công thức thì sẽ đi phân khô và ít mềm hơn.
Sau đây là bảng tiêu chuẩn về số lượng tã mà một đứa trẻ cần thay 1 ngày và trong một tháng:
Số tháng | Số tã cần dùng trong một ngày | Số tã cần dùng trong một tháng |
0-1 tháng | 10-12 | 320 |
1-5 tháng | 8-10 | 240 |
5-9 tháng | 8 | 240 |
9-12 tháng | 8 | 240 |
Khi nào nên thay tã cho trẻ?
Bạn nên thay tã cho trẻ ngay khi chúng vừa bị bẩn càng sớm càng tốt vì nước tiểu và vi khuẩn có thể khiến cho bé bị mẩn đỏ gây đau và rất khó để điều trị
Hạy chắc chắn rằng bạn đã thay tã cho bé trước khi cho bé ăn và sau khi chúng bị bẩn. Oh tuy nhiên có một việc mà bạn cần phải lưu ý đó sẽ không tốt nếu như bạn đánh thức trẻ dậy để thay tã vào nửa đêm khi chúng không sẵn sàng thức để bú do đó bạn chỉ nên thay tã cho bé vào mỗi lần cho bé bú vào ban đêm.
Thường trẻ sơ sinh sẽ làm ướt tã sau mỗi 1 cho tới 3 giờ kéo dài trong suốt 24 giờ và thường đi tiêu ‘ ngẫu hứng’ không thể ước đoán được chính xác. Với tã ướt em bé thường sẽ không cảm thấy quá phiền phức đâu và cũng không nhất thiết phải khóc nếu như tè dầm, do đó bạn nên tự mình kiểm tra tã của bé nhiều lần trong ngày. Hiện tại thì tã cho bé ( bỉm) thường rất thấm hút do đó trẻ rất khó sẽ bị ẩm ướt chỉ sau một hai lần tè dầm.
Thay tã dùng một lần (bỉm) cho bé như thế nào?
-
Bước 1:
Rửa sạch tay của bạn với xà phòng và nước sau đó thì lau khô tay bằng khăn. Trải một tấm khăn lông mềm trên bàn, giường ngủ hay sàn nhà. Hãy đảm bảo rằng mặt bằng đủ cao để tiện cho việc bạn có thể cúi xuống thay tã cho bé. Các thứ cần chuẩn bị lúc này gồm có: Một cái tã sạch, khăn lông mềm mịn, chất dưỡng ẩm hay phấn xức cho trẻ, khăn ướt, kem xức nếu như bé của bạn bị mẩn đỏ hay phát ban và một túi ni lông để gói tã bẩn lại.
-
Bước 2:
Tháo tã bẩn ra khỏi người của bé, đặt bé của bạn nằm xuống khăn và tháo các nút dán tã bằng một tay, sau đó nhanh chóng gấp tã bẩn lại. Lấy khăn ướt lau sạch phần mông và phần trước của bé.
-
Bước 3:
Kế đến bạn lấy tã sạch,đặt một mặt tã xuống phía dưới mông của bé. Dùng tay nhấc mông của con bạn lên kê tã vào, sau đó thì kéo mặt trước lên vào giữa hai chân , kế đến thì dán các nút xung quanh lại phía trước và bên hông. Lưu ý là chỉ nên kéo tã bên dưới rốn của trẻ, không cao quá rốn vì lúc này rốn của trẻ vẫn chưa lành rất cần có không khí để khô thoáng.
-
Bước 4:
Sau khi thay tã và bỏ rác xong, bạn cần phải rửa sạch tay của mình để ngăn chặn việc vi khuẩn lây lan. Bạn cần phải đặc biệt lưu ý điều này trong trường hợp bạn phải thay tã chăm sóc cho nhiều trẻ cùng lúc
Video hướng dẫn thay tã cho trẻ:
2. Thay tã vải cho bé như thế nào?
-
Bước 1:
Rửa sạch tay của bạn với xà phòng và nước sau đó thì lau khô tay bằng khăn. Trải một tấm khăn lông mềm trên bàn, giường ngủ hay sàn nhà. Hãy đảm bảo rằng mặt bằng đủ cao để tiện cho việc bạn có thể cúi xuống thay tã cho bé. Các thứ cần chuẩn bị lúc này gồm có: Một cái tã sạch, ghim băng, khăn lông mềm mịn, chất dưỡng ẩm hay phấn xức cho trẻ, khăn ướt, kem xức nếu như bé của bạn bị mẩn đỏ hay phát ban và một túi ni lông để gói tã bẩn lại.
-
Bước 2:
Đặt bé của bạn nằm trên khăn lông, tháo ghim băng, lấy tã bẩn ra khỏi người của bé. Lưu ý là một tay gom tã ra, một tay nắm hay chân của bé lên. Để tã bẩn sang một bên, lấy khăn ướt lau sạch mông của trẻ sau đó lau sạch sẽ từ sau ra trước.
-
Bước 3:
Vẫn giữ tư thế một tay nắm hay chân bé, tay còn lại nhanh chóng đặt một tã vải sạch ướt mông trẻ. Đặt đít bé xuống và kéo lớp vải lên trên. Lưu ý là tã vải đã được đặt thêm lớp lót vào bên trong sau đó gài nút hay cài ghim băng lại hai bên.
-
Bước 4:
Rửa sạch tay của bạn với nước và xà phòng sau khi thay tã cho bé
-
Bước 5:
Làm sạch tã bẩn: Hãy chắc chắn rằng sau khi thay tã bạn đã đặt con của mình ở một nơi an toàn trong khi bạn làm công việc của mình. Dùng nước gột sạch mọi chất bẩn trên tã, sau đó dùng xà phòng giặt sạch , vắt khô ráo và phôi. Nếu được thì nên dùng xà phòng em bé để bảo đảm rằng không gây dị ứng cho da của con bạn
Video hướng dẫn cách thay tã vải cho bé:
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp:
1. Nên dùng loại tã nào cho con của mình, tã dùng một lần (bỉm) hay tã vải?
Thật ra bạn có thể dùng bất cứ loại nào trong hai loại tã này tùy theo nhu cầu của cá nhân mình.
Tã vải (tã có thể dùng lại) thì chỉ cần được giặt sạch sau đó phơi khô là có thể dùng lại do đó rẻ hơn rất nhiều so với tã dùng một lần (bỉm), nhưng với số lần thay tã lên đến hơn 10 lần một ngày thì việc giặt giũ có vẻ là công việc khá vất vả cho bạn đấy và ngoài ra chúng cần được phơi khô. Nhiều lúc sẽ không kịp khô để có thể dùng ngay lập tức. Thời gian sử dụng tối đa của tã vải có khi lên đến 3 năm, và chúng đặc biệt thân thiện với môi trường.
Tã dùng một lần (bỉm) thì thường có giá thành cao hơn nhiều nhưng được cái chúng rất thuận lợi vì bạn chả cần phải làm gì khác ngoài việc sử dụng xong thì ném ngay vào thùng rác mà không cần phải giặt giủ. Nó sẽ giúp bạn chăm sóc những em bé sơ sinh dễ hơn đặc biệt phù hợp cho những ai bận rộn nhất là trong những ngày đầu tiên bạn còn bỡ ngỡ chưa quen với việc chăm sóc bé
Gợi ý: Bạn nên mua thử nghiệm số lượng ít bỉm cho bé của bạn trước khi quyết định chọn hẳn một thương hiệu nào đó vì một số trẻ bị dị ứng với tã dùng một lần (bỉm) và bị phát ban, nổi mẩn đỏ
2.Trẻ sơ sinh có cần tã lót đặc biệt không?
Hiện nay trên thị trường cũng có những loại tã đặc biệt dành chi trẻ sơ sinh, có khuyết chữ v lõm một chút phía trước để ngăn chặn việc tã chạm vào khu rốn của trẻ. Bạn có thể sử dụng loại tã này, nếu như bạn mua tã thông thường hay có kích thước lớn hơn con của bạn, bạn cũng có gấp tã hoặc kéo thấp xuống phía dưới vùng rốn của bé
3. Nên làm gì khi trẻ tỏ ra khó chịu khi thay tã?
Thay tã là thời gian dễ chịu dành sự kết nối giữa bạn và bé con của mình, nếu như trẻ cảm thấy khó chịu, quấy, bạn có thể vừa thay tã vừa hát hay nói những lời dịu dàng. Bạn cũng có thể mở nhạc từ điện thoại để trên bàn và mở nó trong suốt quá trình thay tã cho bé để giúp bé bình tĩnh hơn.